Tranh sơn mài - đang được tôn vinh là đặc sản của mỹ thuật Việt. Để tìm hiểu về lĩnh vực tranh sơn mài một cách nhẹ nhàng cũng như cách chúng ta thư thả đi bộ, vừa thưởng thức và vừa đủ thời gian để nhận thấy nhiều cách tiếp cận nghệ thuật sơn mài trên con đường phát triển chung của nó, The Muse giới thiệu triển lãm DẠO BƯỚC QUA VÙNG ĐẤT CỦA SƠN MÀI.

Sơn ta đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam, nhưng chỉ kể từ khi có trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925 các họa sỹ mới bắt đầu đưa chất liệu này từ mỹ nghệ vào sáng tác. Bước đầu các họa sỹ Đông Dương thử thách dùng sơn ta vẽ như sơn dầu, theo cách các thầy người Pháp sang đây dạy họ, nhưng không thành công; bởi vậy họ quyết định phải tìm ra một lối đi khác cho sơn mài. Và người được nhắc đến nhiều nhất trong thế hệ đầu tiên là Nguyễn Gia Trí - tranh ông thiên về biểu hiện, cũng có tính trang trí, nhưng chìm đi dưới bóng của tác phẩm hội họa. Dưới sự ảnh hưởng của người hiệu trưởng thứ 2 của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương là ông Evarite Jonchère, các họa sỹ sơn mài thế hệ thứ 2 là Lê Quốc Lộc, Hoàng Tích Trù, Phạm Hậu…nghệ thuật của các ông thiên về lối trang trí, để tận dụng những thế mạnh của mỹ nghệ truyền thống Việt Nam. Thế hệ thứ 3 được cho rằng đã thay đổi quan niệm về sáng tác trên sơn mài là họa sỹ Nguyễn Sáng, và họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là thế hệ thứ 4 của sơn mài đang thực hiện những điều gì? và cái đang tiếp diễn có thể sẽ đóng vai trò như thế nào? Chúng tôi không mong sẽ trả lời được câu hỏi ấy, mà muốn đặt câu hỏi thành một vấn đề qua việc trưng bày tranh của các “môn phái” sơn mài miền Bắc. Khi dạo bước ta không thấy hết chi tiết, thậm chí cũng chẳng phải là toàn cảnh nhưng ít nhất ta có đủ tĩnh lặng để nhìn nhận. Vì thế triển lãm này có thể sẽ thiếu tên của một số họa sỹ quan trọng, đó là nhiệm vụ xa hơn của các nhà nghiên cứu nghệ thuật.

The Muse tự hào mời 10 họa sỹ tham gia trong triển lãm này, hầu hết những cái tên không còn xa lạ với bạn yêu nghệ thuật như: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Xuân Lục, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Phạm Trà My

Những nghệ sỹ này đều đang khai phá sơn mài theo cách riêng của bản thân mình. Họ tiếp cận sơn mài theo những quan điểm nghệ thuật riêng, thậm chí hoàn toàn trái ngược, kế thừa cổ truyền hay bác bỏ, để chất liệu dẫn dắt, làm chủ hay hội thoại, phải quy chuẩn hóa về mặt kỹ thuật rồi mới khai phá, hay là cứ khai phá rồi sẽ tìm tiếp… và chúng tôi dành toàn bộ sự thưởng thức thành quả nghệ thuật của họ, cùng những sự thống nhất, cũng như khác biệt cho người xem đánh giá.

Vân Vi

____

Lacquer painting is honored as a wonder of Vietnamese fine arts. Grasping the field of lacquer painting resembled a gentle stroll to leave time to savor and capture the eclectic approaches to lacquer art amidst its evolution process. The Muse profoundly presents Strolling through the Land of Lacquer.

Vietnamese lacquer paint has existed for many generations, but only since the inception of the L'Ecole des Beaux-Arts de l'Indochine (the Indochina College of Fine Arts, currently known as Vietnam University of Fine Arts) in 1925 did artists begin to transform lacquer from crafting to artistic invention. Initially, the Indochinese artists attempted to paint lacquer with oil painting techniques, which were taught by French professors, however, their efforts were to no avail. This realization sparked the need for a different approach to the new material. Among the pioneering generation, a name that was known to most was Nguyen Gia Tri, whose style pursue Expressionism with adorning feature but obscured than the artistry. Due to the influence of the second principal of the Indochina College of Fine Arts, Mr. Evarite Jonchère, the fashion of 2nd generation lacquer painters Le Quoc Loc, Hoang Tich Tru, Pham Hau, etc. was more of decorative style to utilize the strengths of traditional Vietnamese art. It’s acknowledged that the third generation, specifically painters Nguyen Sang and Nguyen Tu Nghiem, had redefined the concept of composing with lacquer paint.

From these insights, one can wonder what the 4th generation is contributing to this contemporary art and how it is advancing so far. We don’t seek answers to these questions, but rather bring them into the discussion by exhibiting paintings from various Northern lacquer “sects”. While strolling, we can barely notice all the details, let alone the complete scene, this limitation unburden our minds, and bring us to a state of calmness, to fully perceive the surrounding. Likewise, this exhibition may miss some of the important artists, and leave the mysteries to the art researchers.

In this exhibition, we proudly present these 10 artists, whose names are no stranger to art lovers: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Xuân Lục, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Phạm Trà My

Each of these artists is currently on a path to explore lacquer in unique artistic perspectives, some are opposite, namely the conventional and unorthodox, being reactive and converse with materials, standardized techniques fore implementation, and vice versa. We savor the fruits of their artistic labors, along with their amalgamation as well as distinction, for the eyes of viewers.

Vân Vi

LỜI GIÁM TUYỂN - INTRODUCTION

Hoạ sỹ - Artist
Nguyễn Thị Thuý Nguyệt
Hoạ sỹ - Artist
Nguyễn Thị Quế
Hoạ sỹ - Artist
Đỗ Thị Kim Đoan
Hoạ sỹ - Artist
Phạm Trà My
Hoạ sỹ - Artist
Nguyễn Xuân Lục

NGHỆ SỸ CỦA CHÚNG TÔI
-
FEATURING ARTISTS

The Muse tự hào mời 10 họa sỹ tham gia trong triển lãm này, hầu hết những cái tên không còn xa lạ với bạn yêu nghệ thuật 

 In this exhibition, we proudly present these 10 artists, whose names are no stranger to art lovers

Hoạ sỹ - Artist
Lý Trực Sơn
Hoạ sỹ - Artist
Nguyễn Quang Trung
Hoạ sỹ - Artist
Phan Cẩm Thượng
Hoạ sỹ - Artist
Triệu Khắc Tiến
Hoạ sỹ - Artist
Vũ Văn Tịch