HOẠ SỸ - ARTIST NGUYỄN THỊ QUẾ

Triển lãm này sẽ trưng bày 2 bức tranh tĩnh vật của họa sỹ Nguyễn Thị Quế. Nguyễn Thị Quế vẽ theo lối sơn mài truyền thống, thay vì các họa sỹ hiện đại có thể vẽ trực tiếp lên mặt vóc và ứng tác với sơn mài, thì họa sỹ Quế nghiên cứu trên phác thảo chì, và phác thảo màu nhiều lần rồi mới chuyển thành tranh. Sự nghiên cứu kỹ lưỡng này cho phép tranh đạt được độ hoàn thiện rất cao, tưởng chừng như lối này có thể làm giảm sự phóng khoáng đường nét, nhưng chính sơn mài đã giúp cho Nguyễn Thị Quế thoát khỏi cái bẫy ấy. Không thể dùng lời mà nói hết được về tranh tĩnh vật, có lẽ chỉ có sự chứng kiến mới làm sáng tỏ được những gì ta sẽ cảm nhận được. 
Hai bức tranh này đã từng được trưng bày Triển lãm sơn mài quốc tế Fuzhou International Lacquer Art Biennale - Trung Quốc; nhưng do sự phù hợp với triển lãm này mà giám tuyển vẫn quyết định đưa vào. 


This exhibition features two still-life paintings by Nguyen Thi Que. She follows the traditional method of lacquer painting; rather than directly painting on the board or improvising with the material like most modern artists, Que prioritizes repeated experimenting with pencil sketches before proceeding to paint. The thorough research allows the paintings to reach their optimal states. It seems that this method can restrict the brushstrokes, whilst the lacquer salvages her from this trap. Words can hardly describe still-life paintings, perhaps only the eyes can clarify the evoked sensations 
These two paintings have been displayed at Fuzhou International Lacquer Art Biennale Exhibition in China, however, due to their compatibility with this exhibition, the curator decided to include them. 


CÁC TÁC PHẨM - ABOUT ART WORK

Những bức tranh này sáng tác sau một kỷ niệm họa sỹ Nguyễn Thị Quế tham dự lễ hội người Mèo ở Mộc Châu. Vẻ đẹp của cuộc sống và của những người phụ nữ dân tộc đã gây ấn tượng mạnh đối với họa sỹ. Những bức tranh đều phủ lên một màu xanh lam, xanh chàm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Các chi tiết gắn trứng và gắn bạc theo lối trang trí được cài vào các chi tiết trang sức như khuyên tai, họa tiết trên áo. Với lối sáng tác có các yếu tố trang trí trên sơn mài, các họa sỹ thường hay sử dụng không gian ước lệ, nhưng chị Nguyễn Thị Quế đã tiến lên thêm một bước khi tạo ra một không gian ba chiều đậm tính hội họa. 

These paintings were created after a commemoration of artist Nguyen Thi Que’s participation in the Cat People Festival at Moc Chau. There, the beauty of life and ethnic women left a deep impression on the artist. The paintings are covered with layers of deep blue, indigo - distinctive colors of Vietnam's Northwest mountain forest. Eggshells and silver were applied as decorative details such as earrings, and garment accessories. With the adorning style of lacquer painting, most artists often utilize approximation space, however, Nguyen Thi Que ascended with her creation of artistic three-dimensional space.


TĨNH VẬT HOA SEN - STILL LIFE LOTUS
110x140 cm
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2004

Trong bức tranh này, họa sỹ vẽ một đóa sen được cắm xòe rộng trong một chiếc bình gốm cổ. Họa sỹ kể rằng đây là một bó sen thật do chồng chị là họa sỹ Lý Trực Sơn đem về nhà. Chị mang nó cắm vào chiếc lọ Hán trắng cổ - một trong những kỷ vật trong bộ sưu tập của gia đình. Những cành sen mở rộng sự choán giữ không gian, trên một nền màu vần vũ những lớp bạc đã được mài đi. Bằng việc sử dụng các tương quan của bạc, các màu son trai và hồng hoàng nhuyễn vào nhau, họa sỹ đã thành công trong việc khắc họa tinh thần của sen trong sự chuyển động xao xuyến của nền.  

The artist painted an ancient ceramic vase adorned by a blossom of blooming lotuses, which her husband had brought home. The vase is from Han Chinese - memorabilia in the family’s collection. The protruding pedals broaden the surrounding background of polished silver color. By utilizing the reactive element of silver, the artist succeeded in portraying the spirit of lotus among the fluctuating background. 


TĨNH VẬT HOA CHUỐI - STILL LIFE BANANA BLOSSOM
50x70
Sơn mài trên vóc - Lacquer on wood
2004

Mỗi một bức tranh của họa sỹ Nguyễn Thị Quế đều là một sự nghiền ngẫm kỹ lưỡng về nội dung và tìm hiểu sự thích hợp về mặt kỹ thuật. Nếu như trong bức Tĩnh vật hoa sen, họa sỹ tận dụng thế mạnh của bạc trong các tương quan của chính nó, thì ở bức Tĩnh vật hoa chuối, chị lại sử dụng các tương quan của các màu son, tối ưu thế mạnh của đa dạng màu son trong sơn ta. Thành quả sáng tác xin dành để người xem chiêm ngưỡng.  

Each painting by artist Nguyen Thi Que is a direct result of careful methodical content planning and testing of comparables of materials. In the painting “Still Life Lotus”, the artist exploits the strength of silver’s feature, whilst the “Still Life Banana Blossom” only employs the reactive vermillion color, optimizing the aptitude of Vietnamese lacquer paint. The painting’s remaining unnamed beauties are reserved for the eyes of viewers to savor.  



VỀ HOẠ SỸ NGUYỄN THỊ QUẾ - ABOUT ARTIST NGUYEN THI QUE

1952 Họa sỹ Nguyễn Thị Quế sinh năm 1952. Chị bắt đầu học mỹ thuật ngay từ hồi còn nhỏ, kéo dài từ hệ sơ trung cấp của trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam cho đến Đại học mỹ thuật Việt Nam, 12 năm theo học mỹ thuật trước khi trở thành họa sỹ.

1972 Nguyễn Thị Quế đã chọn cho mình chất liệu sơn mài. Như vậy đến năm 2023 chị có đã thời gian 50 năm theo đuổi chất liệu sơn mài, dù có những lúc bổn phận của người phụ nữ trong gia đình và bối cảnh kinh tế khó khăn khiến chị phải dừng lại.

1978-1982 Nguyễn Thị Quế là giáo viên mỹ thuật, trường nghệ thuật Tây Bắc, phố Chăm, tỉnh Hòa Bình. Đó là thời kỳ chiến tranh Việt – Trung, kinh tế nước ta vô cùng gian khổ. Tại các tỉnh như Hòa Bình, cuộc sống càng túng thiếu, buồn tẻ, giáo viên mỹ thuật đi từ Hà Nội, phải đi từ sáng tới chiều mới tới nơi. Theo chị Quế, chính những cái khổ này lại khiến thầy trò trường mỹ thuật gần gũi với nhau nhiều hơn, chị kể rằng mình đã sống trong một môi trường nhiều tình cảm. Họa sỹ Lý Trực Sơn – một đồng môn trong trường mỹ thuật từ sơ trung cấp, có thể nói là một người bạn “Thanh mai trúc mã’ của chị, thường xuyên lên thăm, sau này hai người kết hôn với nhau năm 1979.
Thời kỳ này chị Quế chỉ tập trung vẽ chân dung bạn bè, và những người xung quanh.

1983 Nguyễn Thị Quế bắt đầu làm việc cho phân xưởng đồ họa của Công ty mỹ thuật Quốc Gia. 9 năm chồng chị là họa sỹ Lý Trực Sơn sang Pháp theo đuổi nghệ thuật, chị Nguyễn Thị Quế tập trung cho gia đình và con cái trong bối cảnh kinh tế đất nước trước thời kỳ đổi mới vẫn còn vô cùng khó khăn. Chị dành rất ít thời gian cho việc vẽ, và cũng không còn theo đuổi được niềm yêu thích là sơn mài như trước, mà chuyển sang vẽ giấy dó, bán đi để kiếm sống cho gia đình.

1992-1998 Nghệ thuật Việt Nam đạt đến một thời kỳ phát triển rực rỡ. Nguyễn Thị Quế cũng có cơ hội quay trở lại với sơn mài. Hai chủ đề chính mà chị khai thác là tĩnh vật trên sơn mài, và cuộc sống của những người dân tộc.
Tranh của chị đã từng đoạt giải tại Triển lãm mỹ thuật Hà Nội – do Hội mỹ thuật Hà Nội tổ chức.

2005 Chị bắt đầu chỉ tập trung sáng tác trên chất liệu sơn mài. Cách làm của chị là cách làm sơn mài thuần theo lối truyền thống. Chị dành nhiều công phu trong giai đoạn chuẩn bị, nghiên cứu hình họa bằng chì và ký họa bằng màu thành công, rồi mới bắt đầu bước vào thể hiện.

2016 Hai bức tranh của chị được mời tham dự tại Triển lãm sơn mài quốc tế Fuzhou International Lacquer Art Biennale- Trung Quốc. Triển lãm này hội tụ các tài năng châu Á trong lĩnh vực sáng tác sơn mài. Việt Nam có một số người được mời tham dự trong đó có Lý Trực Sơn, Nguyễn Thị Quế.

_____

1952 Painter Nguyen Thi Que was born in 1952. She pursued fine arts at an early age, from the elementary school of the Vietnam College of Fine Arts to the Vietnam University of Fine Arts. She dedicated 12 years to studying fine arts before becoming an artist. 

1972 Nguyen Thi Que devoted herself to lacquer painting, hence by 2023 she has accumulated 50 years of experience with the material, despite taking a few hiatus to fulfill her family duties. 

1978-1982 Nguyen Thi Que was an art lecturer at Tay Bac Art School, Cham Street, Hoa Binh Province, while everyone was experiencing economic hardship due to the Vietnam - China war. Hoa Binh was significantly affected by the war, people were not only poor but destitute. Not to mention an art teacher who had to travel half a day to work in Hanoi. According to Mrs. Que, these shortcomings had brought the art school teachers and students closer to each other and formed a heartwarming environment. Painter Ly Truc Son, a peer from elementary art school, can be considered her soulmate as the two got married in 1979. 
During this period, Mrs. Que sorely focused on painting portraits of her friends and close ones. 

1983  Nguyen Thi Que started working for the graphic department of the National Fine Arts Company. Nine years after her husband went to France to pursue art, Nguyen Thi Que centered her attention on family amidst the current economic crisis. In addition, she barely had time to paint, and she reluctantly put a pause on her lacquer passion, instead, she shifted to painting on Do paper and sold them to support the family.  

1992-1998  Vietnamese arts had reached a tremendous evolution. Nguyen Thi Que also had the opportunity to return to lacquer painting. She mainly explored the theme of still lives and the lives of ethnic people. 
Her artworks were awarded prizes at the Hanoi Fine Arts Exhibition, which was organized by the Hanoi Fine Arts Association.

2005  Once again, she started to focus on lacquer painting with her traditional method, which emphasizes the preparation stage and only painted after successful experiments with drawings and color sketches.

2016 Two of her paintings were featured at the Fuzhou International Lacquer Art Biennale - China. This exhibition gathered lacquer talents from across Asia, including Nguyen Thi Que and multiple Vietnamese artists.